Ngữ pháp Tiếng Trung cơ bản Part 7

0
5973
Ngữ pháp Tiếng Trung cơ bản Part 1
Ngữ pháp Tiếng Trung cơ bản Part 1
5/5 - (2 bình chọn)

Từ Tượng thanh trong Tiếng Trung

1. Định nghĩa

Từ mô phỏng âm thanh là từ tượng thanh, như “哗啦”(ầm ầm, rào rào),“咣当”(coong,boong,ầm)…mỗi từ tượng thanh đều liên quan đến 1 âm thanh nhất định ,ví dụ như “轰隆” thường có mối liên hệ với tiếng sấm sét, tiếng pháo.Từ tượng thanh còn gọi là từ tự thanh (từ giống với âm thanh), là từ loại đặc thù trong tiếng Hán, vừa không
thuộc từ thực cũng không thuộc hư từ.

2. Đặc điểm ngữ của từ tượng thanh

a.Từ tượng thanh có thể sử dụng độc lập:

  • “扑通”,老人摔在了地上。
  • “咣当”,门重重地关上了。

b.Từ tượng thanh có thể đảm nhiệm thành phần câu

*.Làm định ngữ

  • 坐在窗前,听着屋外哗哗的雨声,内心颇不平静。
  • 突然,远外转来“啪”“啪”的枪声。

*.Làm trạng ngữ

  • 刚过11点半,鞭炮声就噼噼啪啪地响了起来。
  • 山间的小溪哗哗地流着。

*.Làm định ngữ

  • 雷声轰隆轰隆的,雨马上就要来了。
  • 锅里的粥还得咕嘟一会儿。

Những từ tượng thanh đảm nhận vị trí vị ngữ như trong ví dụ a thông thường phải có thêm trợ từ “的”, ngoài ra từ tượng thanh còn phải có hình thức láy, nghĩa là “轰隆” khi nói đơn độc dù thêm “的” cũng không thể làm vị ngữ.Trong ví dụ b trên thực tế là 1 hiện tượng ngôn ngữ dùng âm thanh để thay thế cho động tác (咕嘟=熬).Từ tượng thanh lúc này tạm thời mang

Một số thuộc tính của động từ.Có thể kèm “了”,“着”,“过”,có thể mang các thành phần thời lượng, động lượng…

*.Làm bổ ngữ.Ví dụ:

  • 这家伙把地板躲得咕嘟咕嘟的。
  • 巨大的爆炸声把窗户震得哗啦哗啦的。

Từ tượng thanh làm bổ ngữ và vị ngữ đều có đặc điểm chung là phải thêm trợ từ “的”, và đều dùng hình thức láy
3. Tác dụng diễn đạt của từ tượng thanh

Từ tượng thanh thường dùng nhiều trong khẩu ngữ hoặc văn viết mang tính miêu tả.Trong ngôn ngữ mang tính nghị luận hoặc thuyết minh thường không dùng loại từ này.Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh, do đó sử dụng hợp lý từ tượng thanh có thể làm cho việc biểu đạt ngôn ngữ thêm sinh động, hình tượng.

Học Tiếng Trung phần quan trọng nhất và cốt lõi nhất để có thể viết ra được một đoạn văn chuẩn vừa đúng ngữ pháp vừa hay thì chúng ta cần phải có vốn từ vựng Tiếng Trung phong phú và kiến thức xã hội rộng.

Vì vậy, chúng ta cần học cách kết hợp các kiến thức ngữ pháp Tiếng Trung vào trong hội thoại Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày theo chủ đề thông dụng trong công việc và cuộc sống để biến những kiến thức Tiếng Trung đó thành của chính bản thân mình.

Ngoài ra, các em nên tham khảo thêm bài viết Part 6 ngữ pháp Tiếng Trung cơ bản theo link bên dưới.

Ngữ pháp Tiếng Trung cơ bản Part 6