Luyện phát âm Tiếng Trung

0
18179
5/5 - (3 bình chọn)

Muốn học tốt được Tiếng Trung, điều đầu tiên là phải nắm thật chắc phiên âm, vì nắm vững phiên âm đồng nghĩa với việc mình có thể phát âm chuẩn hơn, và như thế thì khi giao tiếp, bạn sẽ thấy mình thật tự tin và nói hay hơn rất nhiều.

Các em vào link bên dưới xem Video hướng dẫn cách phát âm Toàn bộ Thanh mẫu Tiếng Trung và Vận mẫu Tiếng Trung Phổ thông.

Cách phát âm J Q X trong Tiếng Trung

Cách phát âm Z C S trong Tiếng Trung

Cách phát âm ZH CH SH trong Tiếng Trung

Học phát âm Tiếng Trung

Các bạn vào link bên dưới xem các Video Bài giảng Thầy Nguyễn Minh Vũ hướng dẫn cách Tự học phát âm Tiếng Trung Phổ thông chuẩn.

Học phát âm Tiếng Trung

>> Khóa Học Tiếng Trung giao tiếp cơ bản tại Hà Nội

Download Phần mềm Luyện phát âm Tiếng Trung

>> Tải xuống

Phần mềm Tự học phát âm Tiếng Trung Phổ thông cực kỳ chuẩn xác, phần mềm này rất hay và được Thầy Nguyễn Minh Vũ sử dụng làm công cụ hỗ trợ công việc giảng dạy Tiếng Trung giao tiếp ở trên lớp. Các em vào link bên dưới download phần mềm học phát âm Tiếng Trung Phổ thông chuẩn.

Phần mềm tập phát âm Tiếng Trung

Phần mềm này rất được các học viên bên mình tiếp nhận và sử dụng để luyện phát âm.

Đây là một phần mềm học phát âm tiếng Trung rất có ích cho những bạn mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Trung. Ưu điểm của phần mềm này là rất dễ sử dụng, các bạn có thể lựa chọn thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung để đọc.

Các chế độ phát âm của phần mềm bao gồm:
1. Đọc thanh mẫu
2. Đọc vận mẫu
3. Đọc thanh điệu
4. Đọc từ ghép

Các bước để sử dụng phần mềm phát âm tiếng Trung:
1. Cài đặt phần mềm
2. Chọn Thanh mẫu
3. Chọn Vận mẫu
4. Chọn Thanh điệu
5. Phần mềm sẽ đọc cho bạn phát âm của từ đó như thế nào

Chú ý:
A- Cách phát âm thanh mẫu
I. Âm 2 môi:b, p, m
-b[p]->[pua]: khi phát âm 2 môi khép, khoang miệng chứa đầy khí, 2 môi bật ra để khí đột ngột phát ra, âm không bật hơi.
-p[p‘]->[p‘ua]: phát âm giống b nhưng bật hơi mạnh.
-m[m]->[mua]: khi phát âm 2 môi khép và luồng khí theo khoang mũi ra ngoài, dây thanh rung.

II. Âm môi răng:f
-f[ph]->[phua]: khi phát âm răng trên tiếp xúc với môi dưới, hơi từ khoang giữa ma sát ra ngoài, dây thanh không rung.

III. Âm đầu lưỡi: d, t, n, l
-d[t]->[tưa]: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ hơi rồi đầu lưỡi hạ nhanh xuống khiến luồng hơi đột ngột ra ngoài, dây thanh không rung.
-t[th]->[thưa]: phát âm gần giống d nhưng bật hơi.
-n[n]->[nưa]: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên, luồng hơi theo khoang mũi ra ngoài , dây thanh rung.
-l[l]->[lưa]: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên nhưng lùi về phía sau và luồng hơi theo 2 bên trước lưỡi ra ngoài, dây thanh rung.

IV. Âm cuống lưỡi: g, k, h
-g[k]->[ kưa]: khi phát âm phần cuống lưỡi nâng cao, sau khi trữ hơi hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài, dây thanh không rung.
-k[kh‘]->[kh‘ưa]: vị trí phát âm giống g nhưng lúc luồng hơi từ khoang miệng bật ra cần mạnh.
-h[h/kh]->[hưa]: khi phát âm cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát đi ra.

V. Âm mặt lưỡi trước: j, q, x
-j[ch]->[chi]: khi phát âm đầu lưỡi hạ tự nhiên, mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, luồng hơi từ khoảng mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng bật ra ngoài, dây thanh không rung.
-q[ch‘]->[ch‘i]: phát âm giống j nhưng cần bật hơi mạnh.
-x[x]->[xi]: mặt lưỡi trên gần sát với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng, dây thanh không rung.

VI. Âm đầu lưỡi quặt: z, c,s
-z[ch]->[chư]: khi phát âm đầu lưỡi thằng chạm sát vào mặt sau răng trên, sau đó đầu lưỡi hơi lùi cho luồng hơi khoang miệng ma sát ra ngoài, dây thanh không rung.
-c[ch‘]->[ch‘ư]: phát âm giống z nhưng cần dồn hết hơi bật ra ngoài.
-s[s]->[sư]: đầu lưỡi tiếp cận với phía sau răng cửa dưới, luồng hơi từ chỗ mặt lưỡi với răng trên ma sát ra ngoài.

VII. Âm cuốn lưỡi: zh, ch, sh
-zh[tr]->[trư]: khi phát âm đầu lưỡi trên cuộn chạm vào ngạc cứng , luồng hơi từ chỗ đầu lưỡi và ngạc cứng ma sát đột ngột ra ngoài, dây thanh không rung.
-ch[tr‘]->[tr‘ư]: vị trí phát âm giống zh nhưng bật hơi mạnh ra ngoài.
-sh[s]->[sư]: khi phát âm phần trên đầu lưỡi cuộn lại tiếp cận với ngạc cứng, luồng hơi từ khe giữa ngạc cứng và đầu lưỡi ma sát ra ngoài, dây thanh không rung.
-r[r]->[rư]: vị trí phát âm gần giống sh nhưng dây thanh rung.

chú ý ‘‘ ‘ ‘‘ là đánh dấu âm bật hơi, ->[…] là cách đọc( ghép thanh mẫu với vẫn mẫu nó hay đi kèm)
B – cách phát âm vận mẫu
1/ Nguyên âm “i”:
– Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt và không xuất hiện sau các phụ âm: “b, p, m, d, t, n, l, j, q, x”.
– Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s”.
– Vị trí 3: đọc giống “ư” tiếng Việt và nó chỉ xuất hiện sau “zh, ch, sh, r”.
2/ Nguyên âm “u”: đọc giống “u” trong tiếng Việt.
3/ Nguyên âm “e”:
– Vị trí 1: giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
– Vị trí 2: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “n, ng, và khi ‘e&; đọc nhẹ”.
– Vị trí 3: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau “i, u”.
– Vị trí 4: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “i”.
4/ Nguyên âm “o”: đọc giống “ô” trong tiếng Việt
5/ Nguyên âm “a”: đọc giống “a” trong tiếng Việt
6/ Nguyên âm “ü”: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.
7/ Nguyên âm cuốn lưỡi “er”: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi.
8/ Nguyên âm ai – đọc giống ai
9/ Nguyên âm ei – đọc giống ây
10/ Nguyên âm ao – đọc giống ao
11/ Nguyên âm ou – đọc giống âu
12/ Nguyên âm an – đọc giống an
13/ Nguyên âm en – đọc giống ân
14/ Nguyên âm ang – đọc giống ang
15/ Nguyên âm eng – đọc giống âng
16/ Nguyên âm ong – đọc giống ung
17/ Nguyên âm ia – đọc giống i+a
18/ Nguyên âm ie – đọc giống i+ê
19/ Nguyên âm iao – đọc giống i+ao
20/ Nguyên âm iou -đọc giống i+âu
21/ Nguyên âm ian -đọc giống i+en
22/ Nguyên âm in – đọc giống in
23/ Nguyên âm iang – đọc giống i+ang
24/ Nguyên âm ing – đọc giống inh & yêng
25/ Nguyên âm iong – đọc giống i+ung
27/ Nguyên âm uo – đọc giống u+ô
28/ Nguyên âm uai – đọc giống u+ai
29/ Nguyên âm uei – đọc giống u+ây
30/ Nguyên âm uan – đọc giống u+an
31/ Nguyên âm uen – đọc giống u+ân
32/ Nguyên âm uang – đọc giống u+ang
33/ Nguyên âm ueng – đọc giống u+âng
Những điều cần ghi nhớ khi học Ngữ âm tiếng Trung Quốc:

1. Các vận mẫu “i, in, ing” có nguyên âm “i” đứng trước, nếu không ghép với các thanh mẫu, phải viết thành:
i___ yi in___ yin ing___ ying

2. Các vận mẫu “ia, ie, iao, iou, ian, iang, iong” có nguyên âm “i” đứng trước, nếu không ghép với thanh mẫu, phải viết thành:
ia__ ya ie__ye iao__yao iou__you
ian__yan iang__yang iong__yong
3. Các vận mẫu “ü, üe, üan, ün” có nguyên âm “ü” đứng trước, nếu phía trước không mang thanh mẫu, phải viết thành:
ü__yu, üe___yue, üan___yuan, ün___yun

4. Các vận mẫu “ü, üe, üan, ün” có nguyên âm “ü” đứng trước, khi ghép với các thanh mẫu “j, q, x” phải bỏ 2 dấu chấm trên “ü”, viết thành:
ju jue juan jun
qu que quan qun
xu xue xuan xun
5. Các vận mẫu “ü, üe”có nguyên âm “ü” đứng trước, khi ghép với các thanh mẫu “n, l” phải viết thành: (Lưu ý: giữ nguyên hai dấu chấm trên “ü”)
nü, nüe, lü, lüe

6. Nếu nguyên âm “u” đứng một mình tạo thành âm tiết, phía trước không có thanh mẫu, phải viết thành: u___wu

7. Các vận mẫu “ua, uo, uai, uei (ui), uan, uen (un), uang, ueng” đều có nguyên âm “u” đứng trước, nếu không ghép với các thanh mẫu, phải viết thành:
ua___wa, uo___wo, uai____wai, uei___wei
uan____wan, uen___wen, uang___wang, ueng____weng
8. Nguyên âm “u” không thể ghép với các thanh mẫu “j, q, x”.

9. Nguyên âm “iou” khi ghép với các thanh mẫu trước đó, phải bỏ “o” đi, viết thành: iou___iu. Ví dụ:
qiū niú jiǔ liù

10. Các vận mẫu “uei, uen” nếu ghép với các thanh mẫu trước đó, phải bỏ “e” đi, viết thành: uei___ui; uen___ un. Ví dụ:
chuī huí zuǐ ruì
kūn lún zhǔn dùn
11. Dấu cách âm: Các âm tiết có nguyên âm “a, o, e” đứng đầu, khi đặt phía sau âm tiết khác, nếu ranh giới giữa hai âm tiết bị lẫn lộn, phải dùng dấu cách âm (& để tách ra. Ví dụ:
píng‘ān hǎi‘ōu ǒu‘ěr

12. Những danh từ riêng như: tên người, địa danh, cơ quan, đoàn thể, đảng phái… đều phải viết hoa chữ cái đứng đầu. Ví dụ:
Běijīng Mǎ lǎoshī Hànyǔ
Chữ cái đứng đầu mỗi câu và mỗi đoạn đều phải viết hoa.

Biến điệu trong Tiếng Trung

13. Thanh nhẹ: Trong tiếng phổ thông Trung quốc, có một số chữ không đọc theo thanh điệu vốn có, mà phải đọc vừa ngắn vừa nhẹ, đó là thanh nhẹ. Thanh nhẹ xuất hiện trong những trường hợp sau đây:
A. Trong một số từ láy âm, âm thứ hai đọc thanh nhẹ. Ví dụ:
– māma (mẹ)
– bàba (bố)
– yéye (ông nội)
– mèimei (em gái)
– dìdi(em trai)
– jiějie (chị gái)
– nǎinai (bà nội)
– gēge (anh trai)
B. Một số từ hai âm tiết, âm tiết thứ hai đọc thanh nhẹ. Ví dụ:
piàoliang (đẹp)
cōngming (thông minh)
zhīdao (biết)
pútao (nho)
C. Một số từ chỉ phương hướng hoặc vị trí đọc thanh nhẹ. Ví dụ:
– shùshang (trên cây)
– dìxia (dưới đất)
– wūli (trong nhà)
– hòumian (đằng sau)
D. Một số từ đứng sau tiếp vĩ từ đọc thanh nhẹ. Ví dụ:
– zhuōzi (bàn)
– shítou (đá)
– bāozi (bánh bao)
– bùfen (phần )

E. Trợ từ đọc thanh nhẹ. Ví dụ:
– hǎo de hěn (rất tốt)
– wǒ de bǐ (bút của tôi)
– qīngqīng de (khe khẽ)
– zhàn zhe (đứng)
– dào le (đến rồi)
– qù guo (đi qua)
– chī ba (ăn đi)
– cídiǎn ne (từ điển đâu)
14. Biến điệu của thanh 3:
• Khi 2 âm tiết là thanh 3 đi liền nhau, âm tiết thứ nhất phải đọc thành thanh 2
Ví dụ: – nǐ hǎo ____ ní hǎo (chào anh, chị)
– hǎidǎo _____ háidǎo (hải đảo)
– yǒngyuǎn _____ yóngyuǎn (vĩnh viễn)

• Khi 3 âm tiết là thanh 3 đi liền nhau, 2 âm tiết trước đọc thành thanh 2.
Ví dụ:- zǒnglǐfǔ _____ zónglífǔ
– shǒuzhǎng hǎo ______ shóuzháng hǎo
– zhǎnlǎnguǎn ______ zhánlánguǎn
• Khi âm tiết là thanh 3 đi với các âm tiết là thanh 1, thanh 2, thanh 4 hoặc thanh nhẹ, thì phải đọc nửa thanh 3, khi viết vẫn dùng ký hiệu thanh 3.
Ví dụ: – lǎoshī (giáo viên)
– lǎngdú (đọc bài)
– mǎnyì (vừa ý)
– xǐhuan (thích)
15. Biến điệu của “yī”
+“yī” đứng một mình hoặc ở cuối câu, đọc thanh 1. Ví dụ:
– yī , èr shí yī , tǒngyī , wéiyī , dì yī
+ “yī” đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì đọc thành thanh 4. Ví dụ:
– yītiān ____ yìtiān
– yīnián _____ yìnián
– yīběn ______ yìběn
+“yī” đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2. Ví dụ:
– yī gè ____ yí gè
– yīyàng _____ yíyàng

16. Biến điệu của “bù”

• Khi “bù” đứng một mình hoặc đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 3, sẽ đọc nguyên thanh 4.
Ví dụ: bù tīng , bù píng, bùdǒng.
• Khi “bù” đứng trước thanh 4, đọc thành thanh 2.
Ví dụ: bú qù, bú zài , bú shì.

17. Âm cuốn lưỡi:
• Do tiếng phổ thông Trung Quốc dùng âm Bắc Kinh làm chuẩn nên có rất nhiều âm tiết cuốn lưỡi. Cách viết của âm cuốn lưỡi là thêm “r” vào sau vận mẫu gốc, âm cuốn lưỡi chỉ là sự biến đổi ngữ âm không đáng kể trong cách phát âm, không biểu thị ý nghĩa nào khác, ví dụ: wán (玩 chơi) và wánr (玩儿chơi) đều có ý nghĩa như nhau.

• Tuy nhiên cũng có những trường hợp sẽ hình thành nên các từ có ý nghĩa khác nhau, ví dụ: “tóu” (头 đầu) khác nghĩa với “tóur”(头儿 sếp).

34/ Nguyên âm üe – đọc giống uy+ê
35/ Nguyên âm üan – đọc giống uy+en
36/ Nguyên âm ün – đọc giống uyn
C – thanh điệu
Thanh 1: là Thanh – đọc biinhf thường như ko có dấu ở vn mình
VD : ( mā )thanh ngang (-)thì mình vẫn đọc như ko dấu : Ma
Thanh 2 : (/)má: đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt , xuất phát từ trung và cao dần, khi từ dấu săc cao dần nó gần giông như là dấu ngã nhưng ko đến dấu ngã đâu nha
Thanh 3 : ( V )mă: đọc giống dấu hỏi mả , xuất phát từ trung , xuống thấp rồi lên cao nhanh, con 1 số ngưòi bắc kinh họ nói nặng hơn khi thấy thanh này họ đọc thành dấu nặng , và ngưòi đài loan họ đọc thanh này là thanh huyền . đó là lý do tại sao có ngưòi đọc nhẹ và nặng giống như ngưòi bắc trung nam của chúng ta thôi.Tùy cơ ứng biến mà nói nhé.
Thanh 4 : (`)mà: đọc giống dấu nặng mạ , xuất phát từ cao về thấp, nhưng Đài loan vẫn dùng tahnh huyền nhẹ rất nhẹ .
Còn 1 thanh nữa đó là 5, thanh không dấu đọc bình thường như de
Sau đây đọc bốn từ bốn thanh theo vn nha : thanh 1 ( Ma ), thanh 2 (Mã), thanh 3 ( Mả), thanh 4 (Mà)
vd : ( Da) nghĩa là đại lớn bự ( cách đọc vn là (Ta) , bởi vì D đọc thành T
(Ta) có nghĩa là nó chỉ 1 ngưòi thứ 3 (cách đọc vn là (tha), bởi vì T đọc thành TH.

Ngoài ra, các bạn nên tham khảo thêm công cụ tra từ vựng Tiếng Trung và cách viết chữ Hán online rất hay theo link bên dưới.

Tra từ vựng Tiếng Trung online nciku